BẢN TIN THUẾ THÁNG 01/2018
Quy định mới về Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017 quy định việc quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
– Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
– Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
– Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018
Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 về hoạt động mua bán hàng hóa (MBHH) và các hoạt động liên quan trực tiếp đến MBHH của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính như sau:
Nội dung chính | Nghị định 09/2018/NĐ-CP | Nghị định 23/2007/NĐ-CP | |
Đối tượng được cấp giấy phép | – Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. | Nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; | |
– Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên. | |||
– Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên nhưng không có cam kết mở cửa với hàng hóa, dịch vụ muốn kinh doanh. | |||
Lĩnh vực cấp giấy phép | Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn | Không phải làm giấy phép kinh doanh trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 9. | Phải xin giấy phép và có ý kiến đồng ý của Bộ Công thương. |
Bán lẻ | – Phải xin giấy phép kinh doanh Sở Công thương cấp. | Bắt buộc phải có ý kiến của Bộ Công thương liên quan đến các sản phẩm phân phối bán lẻ. | |
– Chỉ xin ý kiến Bộ Công thương đối với sản phẩm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình, sách báo và tạp chí, xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. | |||
Thẩm quyền cấp giấy phép | Sở Công thương | Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh | |
Thời gian thực hiện | – 10 ngày đối với trường hợp không phải hỏi ý kiến Bộ Công thương và Bộ quản lý ngành. | 45 ngày | |
– 28 ngày trong trường hợp hỏi ý kiến Bộ Công thương và Bộ quản lý ngành. |
Nghị định 09/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018.
Công văn số 1198/CT-TTHT về chi phí tiền lương của người nước ngoài theo thư bổ nhiệm
Ngày 09/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 1198/CT-TTHT về chi phí tiền lương của người nước ngoài. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:
- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Trường hợp Công ty chi trả tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công cho lao động người Nhật được Công ty mẹ cử sang làm việc theo thư bổ nhiệm và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2.6.b Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản tiền chi trả cho người lao động nói trên.
Công văn số 1990/CT-TTHT về lãi tiền vay
Ngày 15/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1990/CT-TTHT về lãi tiền vay từ giao dịch liên kết. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có phát sinh giao dịch liên kết thì Công ty xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Trong đó chi phí lãi vay xác định theo nguyên tắc nêu trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập).
Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của Công ty (hay còn gọi là chỉ số EBITDA) nhỏ hơn 0 thì toàn bộ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế của Công ty không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công văn số 4876/CT-TTHT về chính sách thuế nhà thầu
Ngày 30/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4876/CT-TTHT về chính sách thuế nhà thầu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty ở Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là A-HQ) cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhâp khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa A-HQ với Công ty và Nhà máy sản xuất tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là A-VN) thì:
1/ Về thuế Nhà thầu:
Trường hợp A-HQ mua hàng của A-VN sau đó bán hàng cho Công ty (bao gồm cả điều kiện giao hàng tại kho ngoại quan và điều kiện giao hàng tại kho của A-VN) thì A-HQ thuộc đối tượng chịu thuế Nhà Thầu (thuế TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ tài chính. Trường hợp A-HQ không thực hiện kê khai, nộp thuế tại Việt Nam thì Công ty nộp thay thuế TNDN cho A-HQ theo tỷ lệ % trên doanh thu tính thuế là 1%.
Công văn số 318/TCT-CS về hoàn thuế GTGT
Ngày 19/01/2018, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 318/TCT-CS về hoàn thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước, Công ty hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào khi sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nếu sau khi bù từ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, (số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước được xác định bằng số thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước của kỳ hoàn thuế trừ đi số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước của kỳ hoàn thuế và số thuế GTGT còn được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong nước kỳ trước chuyển sang). Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Công văn số 4881/CT-TTHT về chi phí thuế TNCN nộp thay người lao động
Ngày 30/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4881/CT-TTHT về chi phí thuế TNDN nộp thay người lao động. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp ông X có quốc tịch Nhật Bản, được Công ty mẹ tại Nhật cử sang Việt Nam công tác và bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc tại Việt Nam, sau đó Công ty tại Việt Nam ký hợp đồng lao động với Ông X, trong đó quy định rõ tất cả các khoản thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ nguồn thu tại Việt Nam và Nhật Bản sẽ do Công ty con chi trả thì khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của đơn vị nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Công văn số 4996/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi lương tháng 13
Ngày 30/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4996/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi lương tháng 13. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp trước năm 2017 kỳ tính thuế TNDN của Công ty áp dụng theo năm dương lịch, đến năm 2017 Công ty lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/10 năm này sang 30/09 năm sau, thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2017 được tính từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 30/09/2017.
Trường hợp Công ty có trích trước lương tháng thứ 13 trong năm 2017 nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017 mà chưa thực hiện chi thì khoản trích trước này không đủ điều kiện hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2017.
Trường hợp đến tháng 01/2018 (thuộc kỳ tính thuế từ 01/10/2017 đến hết 30/09/2018), Công ty có thực hiện chi tiền lương tháng thứ 13 thì Công ty được tính vào chi phí được trừ của năm tài chính thực chi (01/10/2017 đến hết 30/09/2018) đối với khoản chi tiền lương cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.