Bản tin thuế

BẢN TIN THUẾ THÁNG 11/2015

Bản tin thuế

Nghị định mới về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ngày 11/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc.

Theo đó, Nghị định có những điểm quan trọng như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Điều 17, Nghị định 115 quy định cụ thể hơn so với quy định cũ về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:

  • Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
  • Từ ngày 01/01/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
  • Đối với người quản lý doanh nghiệp có   hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định.

Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Nghị định 115 quy định cụ thể các trường hợp phải thực hiện việc truy thu truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:

  • Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
  • Việc truy thu tiền BHXH trong các trường hợp nêu trên không phải tính lãi chậm đóng.
  • Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

Quy định chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội:

Nghị định 115 bổ sung quy định mới tại Điều 26 về người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02/01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01/07 cho 6 tháng cuối năm.
  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam.

Nghị định 115 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, trừ quy định đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

 

Công văn về chính sách thuế TNDN đối với lãi tiền gửi

Ngày 12/05/2015, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1769/TCT-CS giải đáp về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) đối với lãi tiền gửi.

Theo đó, Công ty đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện doanh nghiệp công nghệ cao có thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng từ hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn là hoạt động kinh doanh tài chính không liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao của doanh nghiệp công nghệ cao nên khoản thu nhập nêu trên không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi thuế TNDN.

 

Công văn về đăng ký thang bảng lương

Ngày 25/11/2015, Sở Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 25416/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và quy định về vấn đề đăng ký thang bảng lương như sau:

Doanh nghiệp cần chủ động, thực hiện ngay việc rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương để đảm bảo phù hợp với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần trao đổi, thương lượng, thỏa thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động điều chỉnh cụ thể các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương và gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) – nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp, trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 để giám sát.

 

Công văn về thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa biếu tặng

Ngày 05/11/2015, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 4641/TCT-CS giải đáp về thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa biếu tặng.

Tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 5 Điều 14 và Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT đôi với sản phẩm, hàng hóa dùng đế trao đối, biếu tặng, cho như sau:

“3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng đế trao đối, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuê GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng ỉoạỉ hoặc tương đương tại thời đỉêm phát sinh các hoạt động này.

“5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoả (kể cả hàng hoả mua ngoài hoặc hàng hoả do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng đế cho, biêu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. ”

Tại Điều 15 hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giả trị gia tăng đầu vào

Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào…

Có chứng từ thanh toán không dũng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khấu) từ hai mươi triệu đông trở lên, trừ trường hợp tong giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dân tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyến tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bản (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đãng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tố chức cung ứng dịch vụ thanh toán …”

Theo đó, khi cho biếu tặng hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT với thuế suất thuế GTGT tương ứng. Doanh nghiệp phải kê khai và tính nộp thuế GTGT đầu ra của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được dùng để cho, biêu, tặng.

Doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng để cho biếu, tặng nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.

 

Công văn về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất

Ngày 20/11/2015, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 4922/TCT-KK giải đáp về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất.

Căn cứ vào điều 5 Luật Thuế GTGT năm 2018 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; Hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu, hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất và gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.”

Và các quy định liên quan hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT thì hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp chế xuất mua từ nước ngoài, mua từ khu phi thuế quan khác là đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, quyền phân phối, thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì doanh nghiệp chế xuất phải lập chi nhánh để thực hiện hoạt động theo quy định của pháp luật và kê khai, nộp thuế theo quy định.

Tuy nhiên, do vướng mắc khi thực hiện Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Để tháo gỡ các vướng mắc này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

 

Nghị định 114/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (“Nghị định 114”)

Ngày 09 tháng 11 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2015. Trong đó có điểm quan trọng như sau:

Bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Như vậy, Nghị định 114 đã bãi bỏ “Doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.